Áp dụng các giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp phù hợp là tiền đề giúp doanh nghiệp cân bằng, kiểm soát được các nguồn lực. Trong đó, để tăng cường khả năng cạnh tranh và duy trì sự phát triển bền vững, doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc nhiều các giải pháp tăng trưởng tín dụng khác nhau.
Xem thêm:
Tại sao cần có giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp đúng lúc?
Tài chính doanh nghiệp liên quan đến việc quản lý các nguồn lực tài chính, quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp. Thông qua việc quản lý tài chính, doanh nghiệp có thể triển khai việc tạo lập và luân chuyển nguồn vốn, kiểm soát nguồn vốn nhằm tối ưu hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình vận hành, các doanh nghiệp có thể sẽ đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến yếu tố tài chính, chẳng hạn như giảm doanh số, giảm lợi nhuận, thiếu vốn đầu tư,... Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp đúng lúc nhằm:
Hạn chế phát sinh những rủi ro tài chính
Khi tài chính kém, doanh nghiệp có thể không đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến việc suy giảm về doanh thu, lợi nhuận, mất đi các đối tác tiềm năng và thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của doanh nghiệp.
Kiểm soát tài chính chặt chẽ giúp hạn chế phát sinh những rủi ro liên quan
Với việc can thiệp, áp dụng các các giải pháp tăng trưởng tín dụng kịp thời, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được những rủi ro về tài chính, giảm thiểu những tác động tiêu cực nói trên một cách hiệu quả hơn.
Nâng cao khả năng cạnh tranh
Cải thiện tình hình tài chính cũng giúp các doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Với tài chính ổn định, doanh nghiệp có thể đầu tư vào nghiên cứu phát triển, cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án phát triển mới. Trên cơ sở này, doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng tốt hơn các yêu cầu từ khách hàng, từ đó nâng cao vị thế so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Tạo đà phát triển bền vững
Khi tình hình tài chính được cải thiện đúng lúc, các doanh nghiệp có thể cân đối chi phí hoạt động và quản lý các khoản đầu tư một cách hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tiềm tàng. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, đồng thời tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Tình hình tài chính được cải thiện đúng lúc là tiền đề cho sự phát triển bền vững
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp hiệu quả
Việc quản lý tài chính doanh nghiệp cần được thực hiện đồng bộ và có chiến lược phù hợp ở mỗi giai đoạn. Dựa trên tình hình kinh doanh thực tế, doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc cùng lúc nhiều giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp như:
Lập kế hoạch quản lý tài chính chặt chẽ, hiệu quả
Lập kế hoạch quản lý tài chính là một bước cơ bản và quan trọng trong các giải pháp tăng trưởng tín dụng cho doanh nghiệp. Kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về thực trạng tài chính đang diễn ra, từ đó đưa ra quyết định liên quan đúng đắn, hợp lý.
Lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tổng thể
Trong quá trình lập kế hoạch quản lý tài chính, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu tài chính, đưa ra dự báo chi phí, thu nhập, tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp trong tương lai.
Cập nhật sổ sách kế toán
Cập nhật sổ sách kế toán đúng cách và định kỳ là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt liên tục về tình hình tài chính của mình. Thông qua việc cập nhật sổ sách kế toán, doanh nghiệp kiểm soát và theo dõi kịp thời những khoản thanh toán trễ hạn từ phía khách hàng, đối tác hoặc những khoản nợ đến hạn cần thực hiện thanh toán nhằm tránh phát sinh rủi ro liên quan đến nợ quá hạn.
Cập nhật sổ sách kế toán giúp doanh nghiệp nắm bắt liên tục về tình hình tài chính
Tăng doanh thu và giảm chi phí
Tăng doanh thu và giảm chi phí là giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp trực tiếp nhất.
Việc tăng doanh thu có thể được thực hiện bằng cách phát triển sản phẩm, tăng khả năng tiếp cận khách hàng, đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn để tăng sức mua,...
Trong khi đó, giảm chi phí có thể được thực hiện bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất, tối ưu hóa nguồn lực lao động, chọn nhà cung cấp có giá cả hợp lý hơn,... Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng các giải pháp sử dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất, loại bỏ các chi phí không thật sự cần thiết.
Đóng thuế đúng quy định
Thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định pháp luật là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi những rủi ro pháp lý.
Việc không tuân thủ các quy định thuế có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho doanh nghiệp như phạt tiền, đóng lãi suất quá hạn và bị truy thu thuế cho các khoản thuế chậm trễ.
Tìm kiếm nguồn vốn mới hoặc nguồn tài trợ bổ sung
Để cải thiện tình hình tài chính, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn vốn mới để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của mình. Có thể là tìm kiếm đối tác đầu tư, huy động vốn từ ngân hàng hoặc các nhà đầu tư khác.
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn vốn mới từ bên ngoài để cải thiện tài chính
Việc áp dụng giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định, tăng cường khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững và đạt được sự mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, các giải pháp này cần phải được đưa ra kịp thời, hợp lý, có sự linh hoạt tùy từng thời điểm để đạt được hiệu quả cao nhất.
Đánh giá tài chính doanh nghiệp chi tiết, chính xác với Báo cáo thông tin doanh nghiệp BIRBáo cáo thông tin doanh nghiệp (BIR) được thực hiện bởi CRIF đã và đang là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhiều doanh nghiệp trong việc nắm bắt tổng quan thông tin doanh nghiệp, xác định được hiệu suất hoạt động và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp một cách chuẩn xác. Thông qua kết quả từ bản Báo cáo thông tin doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính nói riêng và tổng quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở này, các nhà quản lý sẽ đánh giá được rủi ro liên quan, đưa ra những quyết định chiến lược, kịp thời để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra ổn định, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. |