Báo cáo tình hình tài chính là bộ báo cáo được thực hiện hàng năm đều đặn bởi các doanh nghiệp. Vậy thực chất báo cáo tình hình tài chính bao gồm những gì và cần thiết ra sao cũng như cách lập báo cáo hiệu quả?
Xem thêm:
Dịch vụ thẩm định giá trị doanh nghiệp
1. Báo cáo tình hình tài chính là gì và tại sao cần lập báo cáo tình hình tài chính?
1.1. Báo cáo tình hình tài chính là gì?
Báo cáo tình hình tài chính hay còn gọi là báo cáo tình hình tài chính hợp nhất, là một tập hợp của các bản báo cáo thông tin kinh tế được trình bày theo mẫu quy định nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, sản xuất hay dòng tiền được lưu chuyển của doanh nghiệp.
Báo cáo tình hình tài chính
1.2. Tại sao cần lập báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tình hình tài chính nội bộ được sử dụng giúp nhà quản trị đưa ra tính toán và điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh sản xuất. Ngược lại, báo cáo tình trạng tài chính của đối tác được sử dụng để xác định được hiệu quả hợp tác kinh doanh đồng thời cân nhắc đàm phán hợp đồng. Bản báo cáo tình hình tài chính hợp nhất của đối thủ cạnh tranh là tư liệu quý giá để nhà quản trị xem xét hoạt động doanh nghiệp dựa trên sự so sánh giữa hoạt động kinh doanh nội bộ doanh nghiệp và đối thủ..
2. Hướng dẫn lập báo cáo tình hình tài chính cơ bản
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều mẫu lập báo cáo tình hình tài chính hay báo cáo tình trạng tài chính. Tuy nhiên, dù là bất cứ mẫu báo cáo tình hình tài chính nào cũng sẽ bao gồm những hạng mục cơ bản:
2.1. Báo cáo tình hình tài chính hợp nhất bao gồm các báo cáo cơ bản sau:
2.1.1. Bảng cân đối kế toán: báo cáo phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán chỉ mang tính thời điểm dựa vào nhu cầu lập bảng cân đối kế toán.
2.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh: báo cáo mô tả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Báo cáo kết quả kinh doanh mang tính tổng thể, biểu thị tổng phát sinh và thay đổi trong suốt kỳ báo cáo.
2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là loại báo cáo chỉ dẫn dòng ra và vào của tiền trong các hoạt động kinh doanh bao gồm sản xuất, đầu tư và mang tính thời kỳ như báo cáo kết quả kinh doanh
2.1.4. Thuyết minh báo cáo tài chính: là bản trình bày cụ thể và chi tiết các khoản mục, thuật ngữ trên báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các điều khoản bắt buộc phải thuyết minh, diễn giải hoặc đặc thù trong ngành cần được chú thích.
2.2. Các bước lập báo cáo tình hình tài chính:
Báo cáo tình hình tài chính được lập theo thứ tự bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tập hợp chứng từ, sổ sách kế toán
Bước 2: Hạch toán vào phần mềm kế toán
Bước 3: Phân bổ khấu hao và toàn bộ chi phí trả trước
Bước 4: Hạch toán các bút toán ước tính và điều chuyển
Bước 5: Kiểm tra và đối chiếu số liệu sổ sách
Bước 6: Các bút toán kết chuyển cuối kỳ
Bước 7: Lên báo cáo tài chính
Mặc dù, khung sườn báo cáo tình hình tài chính rất dễ dàng để bám sát và thực hiện nhưng tính chính xác và yêu cầu phân tích chuyên sâu là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên một bộ báo cáo tài chính hiệu quả. CRIF là một tập đoàn hàng đầu và vô cùng nổi trội với bản báo cáo tình hình tài chính trong gói báo cáo thông tin doanh nghiệp BIR.
CRIF - báo cáo tài chính chuyên sâu, toàn diện và chính xác
Gói giải pháp báo cáo thông tin doanh nghiệp chuyên sâu BIR (Business Information Report) của CRIF tự tin khẳng định sẽ cung cấp tới quý khách hàng những bản báo cáo với độ chính xác cao cùng những phân tích, đánh giá kĩ lưỡng từ chuyên gia đầu ngành vô cùng uy tín. BIR cung cấp tới quý khách hàng báo cáo tình hình tài chính, quan hệ ngân hàng,...được trích xuất từ kho dữ liệu khổng lồ và đáng tin cậy
Báo cáo thông tin doanh nghiệp BIR
Nhận thức được tầm quan trọng của báo cáo tình hình tài chính, mong rằng nhà quản trị sẽ cân nhắc thật kĩ lưỡng khi lựa chọn đơn vị cung cấp báo cáo cho doanh nghiệp