Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc biệt được sử dụng với mục đích xác minh các đặc điểm của thông tin trong báo cáo tài chính. Vậy kiểm toán tài chính thực chất là gì và đối tượng của kiểm toán là gì?
Xem thêm:
1. Kiểm toán tài chính là gì?
Kiểm toán tài chính là thuật ngữ chỉ hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực, đúng đắn và hợp lý của báo cáo tài chính và các thông tin tài chính liên quan. Để đạt được mục đích trên, kiểm toán viên cần phải đưa ra ý kiến kiểm toán về sự trung thực của báo cáo tài chính, thông tin tài chính đã được lập.
Kiểm toán báo cáo tài chính
Ý kiến kiểm toán trong kiểm toán tài chính hay kiểm toán quản lý rủi ro là sản phẩm cuối cùng của một đợt kiểm toán báo cáo tài chính. Ý kiến kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán tài chính bởi đây là yếu tố để đảm bảo sự minh bạch và trung thực của thông tin tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Có bốn loại ý kiến kiểm toán bao gồm:
1.1. Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần:
Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần là loại ý kiến kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và đúng đắn trên các khía cạnh trọng yếu của tình hình tài chính trong doanh nghiệp, công ty. Mục đích của ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần là công nhận sự tồn tại của các sai sót nhưng không có sức ảnh hưởng lan tỏa đối với báo cáo tài chính. Các vấn đề sai sót trong báo cáo và thông tin tài chính có ảnh hưởng quan trọng nhưng không liên quan tới các khoản mục đưa ra tới mức cần thiết sử dụng “ý kiến từ chối” hoặc “không chấp nhận” trong kiểm toán tài chính.
1.2. Ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần:
Đây là loại ý kiến của kiểm toán tài chính được sử dụng trong trường hợp thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán, giữa các bằng chứng có sự thích hợp nhưng sự sai sót của báo cáo tài chính có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa tới toàn bộ báo cáo tài chính. Trường hợp thứ hai ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần dược sử dụng trong kiểm toán là sự giới hạn nhất định với công tác kiểm toán, dẫn tới sự thu thập thiếu đầy đủ các bằng chứng thích hợp cần thiết để phục vụ cho các công tác đưa ra ý kiến kiểm toán. Trong trường hợp này, báo cáo và thông tin tài chính liên quan có thể có sai sót chưa được nhận thức và phát hiện nếu phát sinh với ảnh hưởng trọng yếu nhưng không có sự liên quan mật thiết tới các hạng mục của báo cáo, thông tin tài chính tới mức phải đưa ra “ý kiến từ chối” hoặc “không chấp nhận” trong quá trình kiểm toán tài chính.
Ý kiến kiểm toán
1.3. Ý kiến không chấp nhận hoặc ý kiến trái ngược:
Ý kiến trái ngược được đưa ra trong trường hợp các vấn đề trong báo cáo và thông tin tài chính thu được không được thống nhất với đại diện doanh nghiệp khách hàng. Trường hợp khác sử dụng ý kiến trái ngược là khi kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần chưa đủ thể hiện mức độ và tính chất sai sót trọng yếu. Loại báo cáo sử dụng ý kiến kiểm toán trái ngược là khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc các tài liệu quá mập mờ, không rõ ràng khiến kiểm toán viên không thể tiến hành kiểm toán theo chương trình đã định.
1.4. Ý kiến từ chối hoặc không thể đưa ra ý kiến
Ý kiến từ chối trong kiểm toán nguy cơ được sử dụng khi phạm vi kiểm toán có giới hạn quan trọng hoặc có sự thiếu thông tin liên quan tới các hạng mục, khoản mục khiến kiểm toán không có khả năng thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán. Kiểm toán không có khả năng cho ý kiến kiểm toán trong kiểm toán tài chính.
2. Mục tiêu của kiểm toán tài chính
Kiểm toán tài chính hay kiểm toán nguy cơ được thực hiện với đa dạng mục đích như là:
- Sự làm tăng độ tin cậy của người sử dụng các báo cáo tài chính và thông tin tài chính.
- Đảm bảo được sử hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo và thông tin tài chính có còn sự sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn không. Liệu báo cáo tài chính có được lập, trình bày và sử dụng phù hợp với khuôn khổ quy định hiện hành về lập, trình bày và sử dụng báo cáo tài chính không?
Mục tiêu của kiểm toán tài chính
3. Quy trình của kiểm toán tài chính
Quy trình kiểm toán tài chính thông thường bao gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn đầu tiên của kiểm toán tài chính cần được lập ra hiệu quả nhằm giúp quá trình kiểm toán diễn ra suôn sẻ nhất có thể. Yêu cầu của lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả bao gồm:
+ Giúp kiểm toán viên phụ trách thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp.
+ Giúp chi phí sử dụng cho kiểm toán tài chính ở mức hợp lý theo gói quỹ.
+ Giảm thiểu bất đồng không cần thiết với khách hàng.
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm các hoạt động chính:
+ Quyết định sự hợp tác với khách hàng mới hoặc tái hợp tác với khách hàng cũ cũng như nhận diện lý do kiểm toán của khách hợp đồng thời phân chia nhân sự cho cuộc kiểm toán tài chính.
+ Thu thập thông tin cơ sở như ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, các bên liên quan tới báo cáo tài chính.
+ Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.
+ Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm hiểu biết về ngành nghề kinh doanh và công việc của khách hàng.
+ Thiết lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được.
+ Chương trình kiếm toàn được sử dụng cần cung cấp đầy đủ các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích, các khảo sát chi tiết của các số dư.
- Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán trong kiểm toán tài chính bao gồm hai bước cơ bản:
+ Thực hiện các khảo sát nếu kiểm toán viên cho rằng kết quả khảo sát cho phép đánh giá một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức ban đầu. Loại khảo sát này nhằm thu được các yếu tố cơ bản xác định vi phạm kiểm tra chi tiết các số dư trong báo cáo tài chính.
+ Thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết số dư cũng như thực hiện các kiểm tra chi tiết bổ sung nhằm phân tích sự hợp lý chung của các nghiệp vụ và số dư.
- Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán
Giai đoạn cuối của quá trình kiểm toán nguy cơ tài chính là tổng hợp kết quả và phát hành báo cáo kiểm toán gồm các nội dung:
+ Xem xét các khoản nợ tiềm ẩn hay các khoản nợ ngoài ý muốn có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
+ Xem xét các sự phát kiện phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh có sự ảnh hưởng đến báo cáo tài chính trong thời gian kết thúc năm tài chính, sổ lập báo cáo tài chính bị khóa nhưng trước khi báo cáo kiểm toán được ký kết
4. Đối tượng của kiểm toán tài chính
Đối tượng của kiểm toán tài chính vô cùng đa dạng nhưng cần bao gồm các đối tượng cơ bản như:
- Bảng cân đối kế toán hay báo cáo tài chính.
- Kết quả hoạt động kinh doanh, sản xuất.
- Lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Chính vì vậy, doanh nghiệp mong muốn sở hữu bản báo cáo kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn phần cần có khả năng cung cấp bảng báo cáo tài chính chính xác và đầy đủ. Nỗi lo về sự thiếu sót trong cung cấp dữ liệu, thông tin kiểm toán của doanh nghiệp sẽ được giải quyết nhờ vào BIR của CRIF.
BIR - báo cáo thông tin doanh nghiệp
BIR - bản thông tin doanh nghiệp cung cấp báo cáo chỉ số tín nhiệm có độ tin cậy cao
CRIF tự hào là doanh nghiệp đi đầu với cung cấp dịch vụ BIR (Business Information Report) - bản báo cáo thông tin doanh nghiệp cung cấp chỉ số tín nhiệm chi tiết. Nhà quản trị cần nắm rõ về chỉ số tín nhiệm của đối tác trên thị trường để biết được đối tác bên kia có uy tín không, khả năng chi trả đúng hạn có phù hợp với khả năng cung ứng của doanh nghiệp?
Mỗi nhà quản trị hãy thật kĩ lưỡng khi đưa ra báo cáo tài chính nhằm phục vụ kiểm toán tài chính để có thể thu được báo cáo kiểm toán hợp lý, chân thực và minh bạch nhất!