Đối mặt với môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, phân tích rủi ro là bước quan trọng, giúp doanh nghiệp nắm bắt, đánh giá đúng mức các nguy cơ tiềm ẩn. Đặc biệt, quá trình phân tích quản lý nguy cơ cần được triển khai chặt chẽ, đồng bộ, từ việc xác định rủi ro, đánh giá tác động đến việc đề xuất, thực hiện các biện pháp ứng phó phù hợp. Đây sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp đảm bảo sự tồn tại, phát triển bền vững, đồng thời tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm:
Các nguồn rủi ro tại doanh nghiệp
Rủi ro là các vấn đề, tình huống có khả năng xảy ra, gây thiệt hại hoặc mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro ở cấp độ khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp phải đối mặt với những ảnh hưởng khác nhau. Theo đó, các rủi ro này thường sẽ gây tác động xấu đến mục tiêu, kết quả kinh doanh hoặc thậm chí là làm mất uy tín của chính doanh nghiệp.
Rủi ro ở cấp độ khác nhau gây ra những ảnh hưởng khác nhau cho doanh nghiệp
Các rủi ro tại doanh nghiệp có thể xuất phát từ nhiều nguồn, điển hình như:
- Rủi ro về tài chính: Gồm rủi ro liên quan đến việc thay đổi giá cả, tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng, chính sách thuế, phí từ nhà nước,…
- Rủi ro về chiến lược vận hành: Liên quan đến sự cạnh tranh, thay đổi thị trường, thay đổi công nghệ,…
- Rủi ro về sản phẩm, dịch vụ: Bao gồm rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành, sự thay đổi nhu cầu khách hàng,…
- Rủi ro công nghệ thông tin: Vấn đề về bảo mật thông tin, mất dữ liệu, sự cố hệ thống, virus máy tính,....
- Rủi ro nhân sự: Gồm các vấn đề về thiếu đội ngũ nhân viên, sự phụ thuộc quá nhiều vào một cá nhân nhất định, vấn đề về hiệu suất lao động, xung đột lợi ích giữa nhân sự và doanh nghiệp,...
- Rủi ro về pháp lý: Liên quan đến tranh chấp pháp lý, vi phạm pháp luật,…
- Rủi ro về chuỗi cung ứng: Liên quan đến việc thiếu nguồn cung ứng chất lượng, nguồn cung không ổn định,…
Tại sao cần phân tích rủi ro tại doanh nghiệp?
Để quản lý rủi ro tại doanh nghiệp, các tổ chức cần tiến hành phân tích rủi ro của kế hoạch kinh doanh, đánh giá và ứng phó với rủi ro một cách chủ động, hiệu quả.
Việc nhận biết, định rõ các rủi ro và thực hiện phân tích quản lý rủi ro mang đến hiệu quả trong việc:
Bảo vệ danh tiếng, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp
Phân tích rủi ro cho phép xác định, đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn, có thể gây tổn hại đến danh tiếng, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.
Thông qua việc nhìn nhận, định rõ những nguy cơ này, các nhà quản lý có thể đưa ra biện pháp giúp loại bỏ, phòng ngừa hoặc sẵn sàng ứng phó với các rủi ro. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tránh các tình huống tiêu cực, giúp bảo vệ danh tiếng của đơn vị, đồng thời duy trì lòng tin nơi khách hàng, đối tác một cách hiệu quả.
Phân tích rủi ro giúp xác định yếu tố có thể ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp
Đảm bảo nguồn lực để duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh
Phân tích rủi ro, bao gồm cả phân tích nguy cơ kiểm toán hay phân tích nguy cơ của kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát, định lượng các nguy cơ liên quan đến nguồn lực tại đơn vị. Đó có thể là các yếu tố tài chính, các nguồn tài nguyên (như nhân lực, vật liệu, công nghệ, quy trình,...) của doanh nghiệp.
Kiểm soát rủi ro là tiền đề giúp duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh
Dưới việc nắm bắt, định lượng, phân tích nguy cơ về tài chính, nguy cơ về nguồn lực đúng mức, doanh nghiệp có thể xác định được thứ tự ưu tiên trong việc xử lý, giải quyết rủi ro. Đây sẽ là tiền đề để doanh nghiệp đề xuất kế hoạch ứng phó tương ứng, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, đảm bảo nguồn lực nhằm duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững ngay cả trong các giai đoạn khó khăn.
Xác định cơ hội mới, đưa ra định hướng phát triển bền vững
Trên thực tế, không chỉ tập trung vào việc đối phó với các nguy cơ tiềm ẩn, quá trình phân tích quản lý nguy cơ còn giúp doanh nghiệp nhìn nhận, hiểu rõ các yếu tố môi trường có thể mang đến cơ hội mới cho đơn vị của mình.
Thông qua việc phân tích rủi ro, doanh nghiệp còn có thể tìm ra cơ hội mới
Nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng, các công nghệ dẫn đầu,... các nhà quản lý có thể tìm ra bước đi mới, mở rộng hoạt động, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu hơn trong việc thâm nhập vào các thị trường tiềm năng. Trên cơ sở này, doanh nghiệp có thể tạo được nền tảng vững chắc, định hình chiến lược phát triển phù hợp, giúp đáp ứng mục tiêu tăng trưởng dài hạn.
Quy trình phân tích rủi ro tại doanh nghiệp
Phân tích rủi ro tại doanh nghiệp là tổng thể quá trình xác định, đánh giá và quản lý các nguy cơ trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp có thể ứng phó với các rủi ro một cách chủ động, hiệu quả, quá trình phân tích đánh giá rủi ro cần đảm bảo các bước gồm:
Xác định và đánh giá rủi ro có thể xảy ra
Xác định và đánh giá các rủi ro là bước đầu tiên, giúp doanh nghiệp nhìn nhận được tổng quan các nguy cơ có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Từ đó, tạo tiền đề cho việc phân tích đánh giá nguy cơ chi tiết về sau.
Tương ứng, quá trình này bao gồm việc xem xét cả các yếu tố bên trong doanh nghiệp lẫn các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, đặc trưng của ngành nghề, môi trường kinh doanh,... để tránh việc bỏ sót các rủi ro tiềm ẩn.
Cần nhìn nhận tổng quan các nguy cơ có thể xảy ra tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp phân tích nguy cơ kinh doanh như: thu thập khảo sát, phỏng đoán chuyên gia, phân tích thống kê, các công cụ phân tích như ma trận rủi ro, phân tích SWOT,... trong quá trình này để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất.
Định lượng tác động của rủi ro
Sau khi xác định các rủi ro tiềm ẩn, doanh nghiệp cần định lượng chính xác tác động của từng rủi ro này đối với quá trình vận hành, hoạt động của đơn vị. Điều này liên quan đến việc xác định mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến các mục tiêu quan trọng như tài chính, danh tiếng, hoạt động sản xuất,...
Đặc biệt, cần phân tích nguy cơ, xem các rủi ro này có thể xảy ra một cách thường xuyên, xảy ra định kỳ hay chỉ xảy ra trong các trường hợp đặc biệt.
Quyết định thứ tự ưu tiên trong việc xử lý và ứng phó với rủi ro
Các rủi ro phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cần được giải quyết, dựa trên mức độ quan trọng, khả năng ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh.
Việc xác định thứ tự ưu tiên giúp các nhà quản lý tập trung vào việc ứng phó với những rủi ro quan trọng nhất, có khả năng xảy ra cao hơn hoặc có thể gây ra những ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp.
Rủi ro phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên rõ ràng, chuẩn xác để xử lý phù hợp
Triển khai, theo dõi, đánh giá các biện pháp xử lý rủi ro liên tục
Dựa trên quá trình phân tích nguy cơ của kế hoạch kinh doanh, xác định được thứ tự ưu tiên giải quyết rủi ro, doanh nghiệp cần lên kế hoạch loại bỏ hoặc ứng phó với các rủi ro ấy. Trong đó, cần đảm bảo các biện pháp được đề xuất và triển khai một cách chính xác, đầy đủ, đồng bộ theo quy trình đã được thiết lập.
Ngoài ra, định kỳ, doanh nghiệp còn cần đánh giá lại hiệu quả của biện pháp xử lý rủi ro đã được triển khai, xem xét tác động của biện pháp ấy đối với việc giảm thiểu, kiểm soát hoặc loại bỏ các rủi ro.
Tương ứng, thông qua kết quả đánh giá hiệu quả xử lý rủi ro, các nhà quản lý có thể điều chỉnh, cân đối, cập nhật việc phân tích đánh giá rủi ro để tối ưu hiệu quả. Nếu biện pháp xử lý không đạt được kết quả như mong đợi, hãy xem xét việc điều chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp thay thế. Đồng thời, cần nâng cấp quy trình quản lý rủi ro, rút kinh nghiệm để cải thiện quá trình ứng phó với rủi ro tốt hơn.
Cần đảm bảo các biện pháp xử lý rủi ro triển khai một cách đồng bộ
Quy trình phân tích rủi ro được triển khai bài bản là yếu tố đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong một số trường hợp, với việc kiểm soát rủi ro hợp lý, tận dụng những lợi thế riêng biệt, doanh nghiệp còn có thể tạo ra những cơ hội mới để mở rộng hoạt động, tăng vị thế của đơn vị trên thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay.
Đánh giá, phân tích rủi ro tại doanh nghiệp hiệu quả với báo cáo BIRVới các doanh nghiệp đang triển khai phân tích rủi ro, Báo cáo thông tin doanh nghiệp BIR (Business Information Report) được thực hiện bởi CRIF có thể xem là gợi ý hữu ích, mang đến sự hỗ trợ cực đắc lực. Thông qua dữ liệu được thu thập đầy đủ, chi tiết từ nhiều nguồn, bao gồm các thông tin cơ bản, hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp hiện tại, mối quan hệ ngân hàng, tình hình tài chính,... các nhà quản lý có thể tận dụng, phân tích, đánh giá các rủi ro chuẩn xác. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể chủ động cân đối chiến lược kinh doanh, mang đến sự tăng trưởng, phát triển bền vững. |