Đánh giá bên cung cấp là quy trình quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhất là tại các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng dài. Thông qua việc đánh giá hiệu quả của nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được chất lượng nhà cung cấp hiện tại cũng như chọn được đối tác mới tiềm năng, đáp ứng được các tiêu chí quan trọng như chất lượng, giá cả, độ tin cậy, hiệu suất cung ứng,...
Xem thêm:
Đánh giá bên cung cấp là gì?
Đánh giá bên cung cấp là quá trình thực hiện đánh giá, thẩm định nhà cung cấp hiện tại hoặc các nhà cung cấp tiềm năng. Kết quả của quá trình đánh giá này có thể được sử dụng để các cấp quản lý ra quyết định có nên cộng tác với nhà cung cấp đó hay không. Đồng thời, thông qua việc đánh giá hiệu quả của bên cung cấp cũng giúp doanh nghiệp xác định các kế hoạch cải tiến đối với nhà cung cấp hiện tại hoặc nhà cung cấp tiềm năng trong tương lai.
Đánh giá bên cung cấp giúp doanh nghiệp có cơ sở ra quyết định hợp tác phù hợp
Việc đánh giá nhà cung cấp cần thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo chọn được nhà cung cấp tin cậy cũng như kiểm soát chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp được hiệu quả. Trong đó, các mốc thời điểm quan trọng cần triển khai đánh giá nhà cung cấp, bao gồm:
- Trước khi ký hợp đồng với nhà cung cấp mới
- Khi cần đánh tình trạng của các bên cung cấp hiện tại
- Khi cần thay thế nhà cung cấp do phát sinh vấn đề về chất lượng từ nhà cung cấp hiện tại
Việc đánh giá hiệu quả của bên cung cấp có thể nói là công đoạn không thể bỏ qua tại các doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng dài, có sự phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Mục đích của việc đánh giá bên cung cấp
Mục đích của việc đánh giá bên cung cấp hướng đến:
Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp
Việc đánh giá hiệu quả của người bán nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện một danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, phù hợp cũng như đánh giá lại chất lượng các nhà cung cấp hiện tại. Trong đó:
- Với bên cung cấp tiềm năng, dựa trên việc đánh giá về nhà cung cấp, doanh nghiệp nếu hướng đến ký kết hợp tác có thể dễ dàng đàm phán về các điều kiện phù hợp, đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp.
- Với bên cung cấp hiện tại, cần đánh giá định kỳ chất lượng, hiệu suất của nhà cung cấp. Điều này nhằm đảm bảo các hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp vẫn phù hợp với định hướng của doanh nghiệp trong cả hiện tại và tương lai.
Đánh giá nhà cung cấp giúp đảm bảo được chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Nắm bắt được chính xác tình hình cung cấp hiện tại
Kết quả của việc đánh giá hiệu quả của nhà cung cấp giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình cung cấp hiện tại trong tổng thể chuỗi cung ứng.
Quá trình này cũng giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện, nhận diện được những rủi ro tiềm ẩn từ nhà cung cấp, đó có thể là về sản phẩm/dịch vụ không đạt yêu cầu hoặc sản phẩm/dịch vụ không đảm bảo được tiến độ,... Trên cơ sở này, doanh nghiệp có thể chủ động tìm phương án thay thế kịp thời, giảm thiểu những rủi ro liên quan.
Ngoài ra, với việc kiểm soát tốt tình hình cung cấp hiện tại, các nhà quản lý doanh nghiệp cũng dễ dàng đưa ra dự báo trước cho tương lai, đánh giá các rủi ro - cơ hội trong chuỗi cung ứng nhằm lên chiến lược phát triển phù hợp.
Hỗ trợ quản lý nhà cung cấp hiệu quả hơn
Sau khi đã chọn được nhà cung cấp phù hợp, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp cũng cần triển khai định kỳ. Doanh nghiệp cần đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu nhà cung cấp phải tuân thủ các tiêu chuẩn này.
Như vậy, việc đánh giá hiệu quả của bên bán cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý các nhà cung cấp tốt hơn, đảm báo nhà cung cấp luôn cải thiện hiệu suất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng được các yêu cầu đề ra.
Doanh nghiệp quản lý nhà cung cấp hiệu quả hơn thông qua việc đánh giá định kỳ
Các tiêu chí quan trọng cần quan tâm khi thực hiện đánh giá bên cung cấp
Đánh giá nhà cung cấp là quá trình đánh giá khách quan về năng lực và hiệu quả của nhà cung cấp trong việc cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp. Việc đánh giá nhà cung cấp đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nhà cung cấp, đảm bảo sự hợp tác hiệu quả và bền vững.
Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp phổ biến bao gồm:
Uy tín
Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố chiếm tỷ trọng cao trong việc quyết định có nên lựa chọn cộng tác với bên cung cấp hay không. Uy tín sẽ thể hiện trách nhiệm của nhà cung cấp đối với sản phẩm và dịch vụ.
Đánh giá uy tín của bên cung cấp có thể lưu tâm đến các khía cạnh gồm thông tin pháp lý rõ ràng, lịch sử hoạt động, các mối quan hệ xoay quanh nhà cung cấp, sự minh bạch trong quá trình hợp tác,...
Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ
Đánh giá bên cung cấp không thể bỏ qua yêu cầu về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Theo đó, sản phẩm/dịch vụ cần đạt được các tiêu chuẩn đề ra, ít sai hỏng, đáp ứng tính đồng nhất.
Hiệu suất cung ứng
Đánh giá bên cung cấp về hiệu suất cung ứng cho biết khả năng nhà cung cấp có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ theo đúng yêu cầu và đúng tiến độ quy định hay không. Một nhà cung cấp có hiệu suất cung ứng tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được sự liên tục trong quá trình vận hành, hoạt động.
Đánh giá hiệu suất đảm bảo việc cung ứng diễn ra theo đúng yêu cầu và tiến độ
Khi thực hiện đánh giá hiệu quả của bên cung cấp về hiệu suất, có thể lưu tâm đến các khía cạnh bao gồm thời gian thực hiện đơn hàng, tính linh hoạt trong việc cung ứng sản phẩm/dịch vụ khi xuất hiện sự cố bất ngờ hoặc có tình huống phát sinh,...
Giá cả - phương thức thanh toán
Giá cả là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh khốc liệt. Việc đánh giá bên cung cấp và cộng tác với những nhà cung cấp có giá cả hợp lý, phương thức thanh toán thuận tiện, linh hoạt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, quản lý tài chính hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà cung cấp chỉ dựa trên giá cả thấp có thể gây ra những rủi ro về chất lượng sản phẩm hoặc hiệu suất cung ứng. Do đó, doanh nghiệp cần phải cân nhắc và đánh giá kỹ càng trong các yếu tố liên quan khác. Đó có thể là sự cạnh tranh trong mức giá mà nhà cung cấp đưa ra so với mặt bằng chung thị trường, sự ổn định về mức giá trong một khoảng thời gian nhất định, tính minh bạch trong việc thực hiện thanh toán,...
Dịch vụ khách hàng
Một nhà cung cấp tốt không chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng mà còn đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng.
Đánh giá hiệu quả của người bán liên quan đến dịch vụ khách hàng có thể lưu tâm đến các vấn đề như: khả năng phản hồi nhanh chóng và hiệu quả của nhà cung cấp đối với các yêu cầu từ doanh nghiệp, sự hỗ trợ trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh như thiếu đơn, sản phẩm lỗi, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo,...
Tính ổn định, bền vững
Nếu nhà cung cấp không ổn định và bền vững sẽ gây ra những rủi ro đối với doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng dài. Điều này có thể dẫn đến gián đoạn trong việc cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Tài chính
Một nhà cung cấp phù hợp, tiềm năng cần kiểm soát được nguồn tài chính ổn định. Đây là yêu cầu cốt lõi để đảm bảo việc sản xuất và cung ứng có thể diễn ra thuận lợi. Các tiêu chí cần quan tâm khi đánh giá tài chính của nhà cung cấp có thể kể đến như: khả năng thanh toán nợ, lợi nhuận, dòng tiền tự do,...
Một nhà cung cấp phù hợp, tiềm năng cần kiểm soát được nguồn tài chính ổn định
Đánh giá bên cung cấp là một công đoạn quan trọng, giúp đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp. Những tiêu chí như độ tin cậy, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, hiệu suất cung ứng, giá cả,... là cơ sở giúp doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác và toàn diện các bên cung cấp. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ chọn được những đối tác phù hợp, đáp ứng quá trình vận hành ổn định, phát triển bền vững.
Báo thông tin doanh nghiệp BIR - Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh chính xácBIR - Business Information Report là Báo cáo thông tin doanh nghiệp được thực hiện bởi CRIF. Bản báo cáo này sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin về một doanh nghiệp cụ thể, bao gồm các hoạt động hiện tại, tình hình tài chính, quan hệ ngân hàng, đánh giá hiệu suất, các rủi ro trong hoạt động, các chỉ số tín nhiệm của doanh nghiệp. Thông qua Báo cáo thông tin doanh nghiệp BIR, các đơn vị có thể đánh giá, xác minh nhà cung cấp nhanh chóng, chuẩn xác dựa trên cơ sở dữ liệu tin cậy. Nhờ đó, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định cộng tác cùng nhà cung cấp phù hợp, giảm thiểu mọi rủi ro liên quan đến sự gián đoạn của nhà cung cấp. |