Phát hiện gian lận trong hoạt động ngân hàng luôn nằm trong quy trình bảo mật của bất cứ doanh nghiệp, tổ chức tài chính nào. Vậy bản chất thật sự và cơ chế hoạt động của hệ thống phát hiện gian lận bao gồm những gì? Cùng CRIF tìm hiểu ngay sau đây:
1. Phát hiện và ngăn chặn gian lận trong hoạt động ngân hàng là gì?
1.1. Gian lận trong ngân hàng là gì?
Gian lận ngân hàng được định nghĩa là hành vi lừa dối để đánh cắp tiền hoặc tài sản từ ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc người gửi tiền trong ngân hàng. Nhìn chung, gian lận trong ngân hàng là thuật ngữ đề cập tới bất kỳ hành động nào liên quan đến sự cố ý lừa đảo một tổ chức tài chính. Hành vi này có thể là một hành động cố ý nhằm nhận tài sản, tiền, chứng khoán, tín dụng hoặc tài sản từ một tổ chức tài chính thông qua việc sử dụng thông tin giả mạo hoặc sai lệch.
Bởi vậy, gian lận trong ngân hàng là một trong những vấn đề dai dẳng nhất mà các tổ chức thuộc ngành tài chính và khách hàng của các doanh nghiệp ấy phải đối mặt. Gian lận trong hoạt động ngân hàng gây ra nhiều mối đe dọa nghiêm trọng cho tất cả các bên liên quan bao gồm tổ chức tài chính, doanh nghiệp hay cá nhân.
Gian lận trong ngân hàng
1.2. Phát hiện và ngăn chặn gian lận trong ngân hàng là gì?
Phát hiện gian lận trong ngân hàng là khái niệm mô tả một chuỗi các kỹ thuật và nhiệm vụ được đề ra thực hiện nhằm bảo vệ các tài sản, hệ thống và khách hàng có mức độ ưu tiên cao. Phát hiện gian lận tập trung đặc biệt vào việc xác định và nhân dạng các đặc điểm gian lận của hành vi gian lận đồng thời giám sát mối đe dọa, giám sát tài khoản, lập hồ sơ hành vi và nhận dạng rủi ro chủ động.
Ngăn chặn gian lận trong ngân hàng có chủ đích cắt đứt sự phát triển của mầm mống hành vi gian lận ngay từ đầu bằng các biện pháp phòng vệ theo thời gian thực. Ngăn chặn gian lận bao gồm mọi biện pháp chủ động liên quan đến giảm thiểu mối đe dọa, chẳng hạn như phát triển các biện pháp kiểm soát nội bộ, tiến hành đào tạo nhân viên và triển khai bảo mật nhiều lớp.
2. Các hình thức gian lận trong ngân hàng phổ biến:
Gian lận trong ngân hàng bao gồm rất nhiều hình thức với nhiều thủ thuật mới khác nhau mỗi ngày nhằm gây khó khăn với hệ thống phát hiện và ngăn chặn gian lận. Các ví dụ gian lận trong hoạt động ngân hàng phổ biến nhất bao gồm:
- Lừa đảo (Phishing): Trong một cuộc tấn công lừa đảo, kẻ lừa đảo liên hệ với một cá nhân qua email, tin nhắn hoặc thậm chí là một cuộc gọi điện thoại giả làm tổ chức ngân hàng của họ. Mục tiêu cuối cùng của những kẻ lừa đảo là thuyết phục đối tượng mục tiêu nhấp vào liên kết tải phần mềm độc hại, ransomware hoặc phần mềm gián điệp vào máy tính của họ hoặc để cung cấp thông tin nhận dạng cá nhân. Lừa đảo là một dạng kỹ thuật xã hội, thường là cửa ngõ dẫn đến các hình thức lừa đảo ngân hàng khác, cung cấp cho bọn tội phạm một điểm truy cập để từ đó chúng có thể thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo. Một trong những ví dụ phổ biến của lừa đảo là việc giả mạo tổ chức ngân hàng thông qua số điện thoại và yêu cầu khách hàng nhấn vào đường link được gửi kèm. Ngay khi khách hàng trực tiếp nhấn vào link đó, toàn bộ thông tin nhận dạng cá nhân bị sao chép và sử dụng phi pháp.
Lừa đảo không chỉ cực kỳ phổ biến mà còn rất thành công vì những kẻ lừa đảo thường có thể bắt chước các tổ chức hợp pháp với độ chính xác đáng báo động. Hơn nữa, lừa đảo không chỉ gây ra mối đe dọa cho khách hàng của ngân hàng mà còn cho chính các tổ chức tài chính: nhân viên ngân hàng là mục tiêu phổ biến của những kẻ lừa đảo cố gắng giành quyền truy cập vào hệ thống nội bộ và các cuộc tấn công lừa đảo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vi phạm dữ liệu của công ty. Đôi khi, lừa đảo còn có thể vượt qua được cả hệ thống phát hiện gian lận của ngân hàng bởi độ tinh vi của hành vi.
- Trộm cắp danh tính (Identity theft): Đây được coi là hình thức lừa đảo cơ bản nhất, trộm cắp danh tính đề cập đến bất kỳ tội phạm nào liên quan đến việc ai đó phi pháp sử dụng thông tin nhận dạng cá nhân của người khác, chẳng hạn như tên, số điện thoại hoặc địa chỉ của đối tượng mục tiêu và sử dụng thông tin đó cho mục đích lừa đảo. Trong nhiều trường hợp, tội phạm sẽ sử dụng danh tính bị đánh cắp của khách hàng của ngân hàng để chiếm quyền sở hữu tài khoản trực tuyến của khách hàng đó trong cuộc tấn công chiếm đoạt tài khoản. Danh tính khách hàng bị sử dụng phi pháp gây khó khăn rất lớn đối với khả năng phát hiện gian lận của ngân hàng.
Trộm cắp danh tính
- Trộm cắp thông tin xác thực (Credential theft): Đây cũng là một hình thức lừa đảo cơ bản khác của gian lận trong ngân hàng. Hành vi trộm cắp thông tin xác thực liên quan đến việc đánh cắp thông tin của khách hàng ngân hàng. Tuy nhiên, phạm vi của cuộc tấn công vượt ra ngoài thông tin nhận dạng cá nhân của khách hàng thành thông tin bí mật hơn, chẳng hạn như số căn cước công dân, mật khẩu thẻ, thông tin đăng nhập thẻ. Đối với hành vi trộm cắp danh tính, những kẻ lừa đảo thường sử dụng các thông tin đăng nhập bị đánh cắp này để tiến hành chiếm đoạt tài khoản. Thông thường, khi ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hiện gian lận này thì đã xảy ra tổn thất trong tài chính.
- Lừa đảo qua đường dây (Wire fraud): Lừa đảo qua đường dây mô tả rộng rãi việc sử dụng viễn thông hoặc internet để lừa gạt các cá nhân, tổ chức thường xuyên giao dịch thông qua biên giới tiểu bang hoặc xuyên quốc gia. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, những kẻ lừa đảo lừa khách hàng của ngân hàng gửi tiền qua chuyển khoản ngân hàng, thường giả làm thành viên gia đình hoặc bạn bè đang cần hỗ trợ tài chính khẩn cấp. Lừa đảo qua đường dây là một trong những rủi ro khó kiểm soát nhất đối với khả năng phát hiện và ngăn chặn gian lận của ngân hàng.
- Rửa tiền (Money laundering): Rửa tiền là một hình thức lừa đảo tác động trực tiếp đến các ngân hàng, là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Rửa tiền được mô tả là “các giao dịch tài chính trong đó bọn tội phạm, bao gồm cả các tổ chức khủng bố, cố gắng ngụy tạo số tiền thu được, nguồn gốc hoặc bản chất của các hoạt động bất hợp pháp của chúng.”
Ngoài việc tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp và có khả năng gây nguy hiểm, hoạt động rửa tiền còn làm tổn hại đến tính toàn vẹn của thị trường dịch vụ tài chính và có nguy cơ lôi kéo các ngân hàng vào mạng lưới tội phạm. Bất kỳ tổ chức nào bị phát hiện là bên tham gia rửa tiền, thậm chí vô tình, có thể không chỉ bị tổn hại về uy tín và mất uy tín mà còn bị nhận án phạt theo quy định và pháp luật.Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với toàn cầu hóa, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc chuyển tiếp.
Rửa tiền
- Lừa đảo đăng ký (Application fraud): Với gian lận đăng ký, kẻ lừa đảo đăng ký một khoản vay hoặc hạn mức tín dụng với ngân hàng bằng cách sử dụng danh tính bị đánh cắp hoặc tổng hợp. Sau khi được phê duyệt, kẻ lừa đảo ban đầu sẽ sử dụng tài khoản theo cách dự kiến, thực hiện các giao dịch mua nhỏ hơn và trả nợ theo lịch trình để tạo ảo giác về việc sử dụng tài khoản bình thường và giành quyền truy cập vào các sản phẩm mới và/hoặc hạn mức tín dụng cao hơn. Cuối cùng, kẻ lừa đảo sẽ thực hiện một loạt các giao dịch mua lớn mà không có ý định trả nợ trước khi biến mất không dấu vết, khiến ngân hàng phải trả giá đắt. Gian lận đăng ký đôi khi được gọi là gian lận kế toán hoặc gian lận mở tài khoản.
Bên cạnh các hình thức gian lận trong ngân hàng phổ biến, sự xuất hiện của một số dạng gian lận ngân hàng mới cũng là điều đáng cảnh báo với hệ thống bảo mật bao gồm phát hiện và ngăn chặn gian lận của tổ chức tài chính như:
- Gian lận dưới dạng dịch vụ: Ngày càng có nhiều tội phạm mạng cung cấp dịch vụ cho những người trả giá cao nhất trong dịch vụ được gọi là gian lận dưới dạng dịch vụ. Các dịch vụ khác trong “thị trường” gian lận dưới dạng dịch vụ bao gồm các hướng dẫn đào tạo về gian lận cho những kẻ có thể trở thành mối đe dọa và quyền truy cập vào các công cụ chuyên dụng cũng như các chương trình phần mềm độc hại.
- Giả mạo sinh trắc học: Mặc dù triển khai xác thực sinh trắc học là một biện pháp thông minh để tăng cường bảo vệ chống gian lận ngân hàng nhưng những kẻ lừa đảo đã bắt đầu tìm cách lách các biện pháp bảo mật này. Với việc giả mạo sinh trắc học, tội phạm sử dụng ảnh, video clip và thậm chí cả dấu vân tay bị đánh cắp của khách hàng ngân hàng để giả mạo danh tính của họ nhằm mục đích xác minh và giành quyền truy cập vào tài khoản của họ.
Giả mạo sinh trắc học
3. Các phương thức phát hiện và ngăn chặn gian lận:
Phương thức phát hiện và ngăn chặn gian lận trong hoạt động ngân hàng cũng vô cùng đa dạng và tinh vi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gian lận trong ngân hàng. Phương pháp phát hiện và ngăn chặn gian lận trong ngân hàng có thể được chia thành hai loại bao gồm truyền thống và sử dụng công nghệ.
3.1. Phát hiện và ngăn chặn gian lận theo phương pháp truyền thống
- Theo dõi gian lận nội bộ: Đây là hình thức sàng lọc và kiểm tra nhân viên của doanh nghiệp nhằm phát hiện và ngăn chặn gian lận. Thông tin tài khoản của khách hàng có thể được nhóm nhân viên được đánh là “đáng tin cậy” trao đổi và mua bán trên dark web. Tội phạm mạng có thể giành được quyền truy cập vào các tổ chức mục tiêu thông qua tuyển dụng nhân viên mới để lấy tiền. Giám sát gian lận nội bộ phải là ưu tiên hàng đầu trong phát hiện và ngăn chặn gian lận.
- Giáo dục khách hàng: Đây là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp, tổ chức tài chính có thể ngăn chặn gian lận bằng cách giúp khách hàng nhận thức được những rủi ro có thể gặp phải, những điều cần lưu ý và tuân thủ giao dịch an toàn. Các chiến dịch trực tuyến để cảnh báo khách hàng hoặc thông cáo báo chí được gửi cẩn thận tới khách hàng là một trong những biện pháp phổ biến để phát hiện và ngăn chặn gian lận.
Giáo dục khách hàng
- Giám sát giao dịch: Trong một số bối cảnh nhất định, việc giám sát giao dịch để ngăn chặn hoạt động rửa tiền hoặc tài trợ cho khủng bố là một yêu cầu bắt buộc, đồng thời còn bao gồm cả việc gửi báo cáo hoạt động đáng ngờ khi nghi ngờ xuất hiện bất thường trong hoạt động giao dịch. Tuy nhiên, việc giám sát và theo dõi khách hàng sử dụng trang web hoặc ứng dụng fintech hoặc tổ chức chức truyền thống không chỉ là một biện pháp để giảm thiểu rủi ro bị phạt mà còn hỗ trợ phát hiện và điều tra các trường hợp gian lận trong ngân hàng đang tiềm ẩn.
3.2. Sử dụng công nghệ để phát hiện và ngăn chặn gian lận:
- Xác thực sinh trắc học: Xác thực sinh trắc học là một kỹ thuật nhận dạng dựa trên các đặc điểm thể chất, sinh lý duy nhất của khách hàng, chẳng hạn như giọng nói, đặc điểm khuôn mặt hoặc dấu vân tay nhằm xác minh danh tính khách hàng. Mỗi đặc điểm này được gọi là dữ liệu sinh trắc học.
Xác thực sinh trắc học đã nhanh chóng trở thành một biện pháp bảo mật phổ biến với các tổ chức tài chính vì dữ liệu sinh trắc học của khách hàng không thể bị đánh cắp, quên hoặc mất. Mặc dù dữ liệu sinh trắc học của khách hàng có thể bị giả mạo nhưng việc làm như vậy khó khăn hơn nhiều so với việc đánh cắp danh tính hoặc thông tin đăng nhập. Để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng xác thực sinh trắc học để phát hiện gian lận, các ngân hàng nên kết hợp xác thực sinh trắc học với các công nghệ và biện pháp kiểm soát khác để tạo ra một chiến lược bảo mật nhiều lớp thực sự.
- Xác thực hai yếu tố và/hoặc đa yếu tố: Xác thực hai yếu tố (2FA) và đa yếu tố (MFA) là các kỹ thuật nhận dạng yêu cầu khách hàng của ngân hàng cung cấp hai hoặc nhiều bằng chứng để xác minh danh tính . 2FA và MFA là các biện pháp bảo mật khá tiêu chuẩn, giống như xác thực sinh trắc học, nên được xếp lớp cùng với các công nghệ khác của mảng phát hiện gian lận để tạo ra một chiến lược chống gian lận toàn diện.
Xác thực hai yếu tố và/hoặc đa yếu tố
- Trí tuệ nhân tạo: Theo truyền thống, các ngân hàng và tổ chức tài chính khác đã dựa vào các giải pháp giám sát gian lận với các công cụ dựa trên quy tắc để phát hiện các giao dịch gian lận được tạo bởi các địa chỉ IP rủi ro hoặc nhiều giao dịch diễn ra liên tiếp nhanh chóng trên một tài khoản mới. Vấn đề xảy ra với phương pháp này là các quy tắc hoạt động của các động cơ:
+ Mã hóa cứng nghĩa là động cơ không thể thích ứng với các mối đe dọa đang phát triển
+ Nhị phân nghĩa là động cơ không thể đáp ứng được sự phức tạp của nhiều loại biến đầu vào và có xu hướng dương tính giả
+ Công cụ dựa trên quy tắc không có khả năng phát hiện gian lận trong thời gian thực, chỉ đánh dấu và hiển thị các giao dịch gian lận sau khi xảy ra tổn thất tài chính.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là chìa khóa vượt trội để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Các hệ thống giám sát gian lận dựa trên trí tuệ nhân tạo có thể nhập và phân tích số lượng lớn dữ liệu, đây là điều bắt buộc, thực hiện khối lượng giao dịch lớn mà các ngân hàng xử lý mỗi ngày và phát hiện hoạt động gian lận trong thời gian thực.
So với các công cụ dựa trên quy tắc, AI có khả năng thích ứng cao, cho phép các ngân hàng dễ dàng điều chỉnh chiến lược quản lý gian lận dựa trên các mối đe dọa mới và đang nổi lên. Và cuối cùng, AI mang lại độ chính xác cao hơn nhiều so với phát hiện gian lận thủ công hoặc dựa trên quy tắc, giúp giảm đáng kể tỷ lệ xác thực sai và mang đến cho khách hàng của ngân hàng trải nghiệm tổng thể tốt hơn.
Công nghệ AI
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về hệ thống phát hiện và ngăn chặn gian lận trong ngân hàng đang được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trên toàn thế giới!